Trước khi cuộc đối đầu với Viettel diễn ra, nhiều người tin rằng với việc sớm trụ hạng sẽ là động lực để HAGL cởi bỏ tâm lý và chơi sòng phẳng cùng đội bóng đang nằm top đầu BXH V-League.
Nhưng điều đó đã không diễn ra, khi đội bóng nhà bầu Đức bước vào sân thiếu động lực, kèm theo đó là rất nhiều sai số ở hàng thủ, cùng lúc tuyến trên đá bế tắc. Kết quả, HAGL thua đậm 1-4 trước Viettel ở trận đầu tiên trong giai đoạn 2 V-League 2020.
HAGL lại thất bại |
Tất nhiên, không thể phủ nhận chủ nhà Vietttel vượt trội so với quân của bầu Đức. Tuy nhiên, việc HAGL đá thiếu quyết tâm cũng đã giúp Viettel có một chiến thắng dễ dàng hơn so với lượt đi (hoà 3-3).
Nhìn thất bại của đội bóng phố Núi ở Hàng Đẫy rõ ràng là khác xa so với các trận thua trước đây. Bởi như đã nói, HAGL chơi bóng một cách quá thiếu động lực và giống “đá cho vui” thật thay vì cố gắng tìm một kết quả tốt để leo lên trên cao ở mùa giải này.
... đá đẹp đâu phải thế, bầu Đức?
Tan trận, HLV Nguyễn Văn Đàn chia sẻ: "Từ nay đến cuối giải, HAGL hướng đến làm sao thi đấu tốt cống hiến cho khán giả. CLB không đặt mục tiêu thứ hạng nào, mà làm sao cho các cầu thủ thi đấu tốt, đẹp mắt, làm sao cho người hâm mộ có niềm tin lớn hơn...".
Đây rõ ràng là tiêu chí mà bầu Đức hướng đến suốt vài năm qua kể từ khi lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh... chào sân tại V-League, nhưng sau thất bại trước Viettel thì dường như mục tiêu của HAGL không còn lại quá nhiều điều.
![]() |
đáng buồn ở chỗ, đội bóng này không đẹp mà vẫn thua |
Cụ thể hơn, HAGL không phải đội bóng chơi fair-play nhất V-League. Với 27 thẻ vàng thật khó để coi đoàn quân phố Núi như một đại diện của phong cách chơi đẹp, thậm chí đội tân binh yếu hơn là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới chỉ nhận có 14-15 thẻ.
Về lối chơi, đội bóng nhà bầu Đức giờ cũng chẳng phải đá đẹp hay cống hiến rồi thua như những mùa đầu tiên của lứa Xuân Trường, Công Phượng hay Tuấn Anh ở V-League. HAGL giờ biết làm chậm trận đấu, đá quyết liệt và rình rập để tìm chiến thắng thay vì bung lên như trước.
Tất nhiên, cách chơi như thế rõ ràng là thay đổi tích cực, rất... bóng đá chứ chẳng có gì phải xấu hổ để câu chuyện HAGL thi đấu đẹp mắt, cống hiến cũng nên... thôi.
Bóng đá có thắng, thua... là bình thường, với HAGL cũng như thế. Chỉ có điều khác ở chỗ, bầu Đức vẫn luôn “mơ màng” với lứa cầu thủ vốn rất tài năng của mình rồi thần thánh hoá cách chơi của đội nhà để có cảm giác đoàn quân phố Núi là gì đó rất ghê gớm.
Nhưng thực tế thì tất cả đều thấy, HAGL không còn đẹp như trước nhưng đau ở chỗ kết quả thì vẫn thua đều mà càng ngày càng ít sức sống hơn mới buồn. Đá đẹp không chỉ là chơi ra sao mà còn có cả sự quyết tâm nữa, bầu Đức!
Xuân Mơ
" alt=""/>HAGL'buông' sau trụ hạng sớm: Đá đẹp đâu phải thế, bầu ĐứcNghị định này nếu được thông qua sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (sẽ hết hiệu lực từ năm học 2021-2022).
Theo dự thảo này, cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ và tiêu chí kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc chương trình chất lượng quốc tế được tự xác định mức thu học phí đối của ngành đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng điều kiện tự chủ được xác định mức học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tại nghị định này.
Cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được xác định mức học phí không vượt trần học phí.
Về khung học phí giáo dục đại học, theo Bộ GD-ĐT, tại Nghị định số 86, mức trần học phí chưa phù hợp với một số ngành, nghề đào tạo, ví dụ lĩnh vực khoa học sức khỏe, các chuyên ngành đào tạo đòi hỏi thời lượng đào tạo về thực hành lớn, cần nhiều chi phí thực hành. Khung học phí chưa gắn với định mức kinh tế kỹ thuật và kiểm định chất lượng đầu ra của cơ sở giáo dục đại học.
Cơ sở giáo dục đại học đã tự đảm bảo chi thường xuyên nhưng vẫn áp dụng chung mức học phí với chương trình đại trà, chưa đủ bù đắp chi thường xuyên, dẫn đến khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất tăng học phí bậc đại học được đưa ra căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm. Do đó, Bộ GD-ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 7 trường đại học công lập trên cả nước của Nhóm chuyên gia ĐH Quốc gia Hà Nội, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đề xuất mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước như sau:
![]() |
Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đáp ứng khoản 17 Điều 11 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Giáo dục Đại học, đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế được tự xác định học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.
Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao theo quy định của Bộ trưởng GD-ĐT phải đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế trong vòng 2 năm kể từ khi khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp thì được tự xác định học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.
Thanh Hùng
Theo đề xuất của Bộ GD-ĐT, từ năm học 2021-2022, học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021.
" alt=""/>Đề xuất tăng học phí đại học 12,5% từ năm học 2021